top of page

Nhạc Lý Cơ Bản – Bài 3 Số Chỉ Nhịp và Vạch Nhịp (Time Signature and Bar line)

Writer's picture: Thanh ÂMThanh ÂM

Số chỉ nhịp (time signature) cũng có số chỉ nhịp đơn giản và phức tạp vậy nên trong bài này mình sẽ nói về những số chỉ nhịp đơn giản và giải thích về ý nghĩa số chỉ nhịp thôi nhé.

Nhìn hình bên các bạn sẽ thấy vạch nhịp (bar line). Mỗi vạch chia bản nhạc ra thành nhiều ô, đoạn nhạc ngắn được gọi là Ô nhịp (Bar hoặc measure). Không ai muốn nhìn một bản nhạc dài ngoằng liên tục cả. Vì vậy một bản nhạc lúc nào cũng cần vạch nhịp (bar line). Còn cặp số dạng phân số viết chồng lên nhau ở đầu bài chính là 

SỐ CHỈ NHỊP

Số chỉ nhịp (Time signature)

Số phía trên chính là số nhịp (phách hoặc beat) sẽ đập trong một ô nhịp. Vì vậy con số này được đặt bất kỳ do nhu cầu, ý đồ của người tác giả bất kể số chẵn hay số lẽ: 1,2,3,4,5,….99,100…

Số phía dưới chỉ ra mỗi phách (nhịp hoặc beat) trong ô nhịp đó sẽ được viết tương ứng với giá trị nốt nhạc (time value) nào. Con số này đặc biệt hơn một chút vì là nó mang ý nghĩa tượng trưng cho nốt nhạc không phải con số để chỉ số lượng hay giá trị. Xem hình để hiểu rõ hơn.

Tóm tắt:

1. Nhịp (Beat) là một cảm giác đập như nhịp tim được đập đều và liên tục trong một ca khúc.

2. Nhịp độ (tempo) quyết định tốc độ nhanh hay chậm của nhịp.

3. Số chỉ nhịp (time signature) quy định có bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp (bar, measure) và mỗi nhịp như vậy được viết dưới giá trị nốt nhạc (Time value) nào. Có thể 1 nhịp là nốt đen hay cũng có thể 1 nhịp là nốt trắng tùy người tác giả ca khúc.

Cám ơn đã đọc và mời các bạn đến với bài tiếp: Cao độ, khóa sol và nốt nhạc trên khuôn nhạc.

B

Nguồn:

1. Wiki research “Key signature”, https://en.wikipedia.org/wiki/Time_signature, [21/11/2013]

Comments


bottom of page